Phương tiện truyền thông Final Fantasy

Trò chơi

Tác phẩm đầu tiên của dòng trò chơi Final Fantasy phát hành tại Nhật Bản vào ngày 18 tháng 12 năm 1987. Các phần game tiếp theo đều đánh số và có cốt truyện không liên quan gì tới phần trước nên số của tác phẩm đề cập tới số tập hơn là ám chỉ đến phần tiếp theo. Nhiều phần Final Fantasy đã được bản địa hóa ở những thị trường như Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm máy chơi game console, máy tính cá nhân (PC) và điện thoại di động. Các phần sau này của loạt cũng xuất hiện trên các hệ máy console thế hệ thứ bảythế hệ thứ tám. Tính đến tháng 11 năm 2016, series bao gồm các phần chính từ Final Fantasy I đến Final Fantasy XV cũng như các phần tiếp theo và spin-off từ game chính. Cả phần kế và spin-off đều được phát hành và xác nhận là đang trong quá trình phát triển. Các game cũ hầu hết đều được làm lại hoặc tái phát hành trên nhiều nền tảng khác.[1]

Loạt trò chơi chính

Dòng thời gian phát hành
1987Final Fantasy I
1988Final Fantasy II
1989
1990Final Fantasy III
1991Final Fantasy IV
1992Final Fantasy V
1993
1994Final Fantasy VI
1995
1996
1997Final Fantasy VII
1998
1999Final Fantasy VIII
2000Final Fantasy IX
2001Final Fantasy X
2002Final Fantasy XI
2003
2004
2005
2006Final Fantasy XII
2007
2008
2009Final Fantasy XIII
2010Final Fantasy XIV
2011
2012
2013
2014
2015
2016Final Fantasy XV
2017
2018
2019
2020Final Fantasy VII Remake
TBAFinal Fantasy XVI

Ba phần Final Fantasy đầu tiên phát hành trên nền tảng Nintendo Entertainment System (NES). Final Fantasy I phát hành ở Nhật Bản vào năm 1987 và tại Bắc Mỹ vào năm 1990.[2][3] Nó giới thiệu đến thể loại game nhập vai console nhiều khái niệm và đã được làm lại trên một số nền tảng.[3] Final Fantasy II phát hành vào năm 1988 ở Nhật Bản và có gộp chung với Final Fantasy I trong nhiều phiên bản tái phát hành.[3][4][5] Trò chơi NES cuối cùng Final Fantasy III phát hành tại Nhật Bản vào năm 1990.[6] Tuy nhiên, trò chơi đã không được phát hành bên ngoài Nhật Bản cho tới khi bản làm lại Nintendo DS ra đời vào năm 2006.[5]

Hệ máy Super Nintendo Entertainment System (SNES) cũng có ba phần của series chính, tất cả các phần đều đã được phát hành lại trên một số nền tảng. Final Fantasy IV phát hành lần đầu vào năm 1991. Phiên bản Bắc Mỹ của trò chơi có tiêu đề là Final Fantasy II.[7][8] Nó đã giới thiệu hệ thống "Active Time Battle".[lower-alpha 4][9] Final Fantasy V phát hành vào năm 1992 ở Nhật Bản là tác phẩm đầu tiên của series có phần tiếp theo: một chương trình anime ngắn tập với tên gọi Final Fantasy: Legend of the Crystals.[3][10][11] Final Fantasy VI phát hành tại Nhật Bản vào năm 1994 và có tiêu đề là Final Fantasy III ở Bắc Mỹ.[12]

Hệ máy chơi game console PlayStation chứng kiến sự phát hành của ba game Final Fantasy chính. Final Fantasy VII (1997) chuyển từ đồ họa máy tính 2D sử dụng trong sáu tác phẩm đầu tiên thành đồ họa máy tính 3D. Trò chơi có các nhân vật thiết kế theo kiểu đa giác (polygonal) trên nền kết xuất trước (pre-rendering). Nó cũng giới thiệu bối cảnh hiện đại hơn, một phong cách vẫn còn ảnh hưởng đến phần tiếp theo.[3] Nó cũng là game thứ hai của series được phát hành ở châu Âu khi sản phẩm đầu tiên là Final Fantasy Mystic Quest. Final Fantasy VIII phát hành vào năm 1999 và là phần đầu tiên thiết kế nhân vật có ngoại hình cân đối một cách đồng nhất và có đoạn hát lời làm nhạc chủ đề.[3][13] Final Fantasy IX phát hành năm 2000 đã trở về chủ điểm gốc của loạt trò chơi khi tái thiết lập bối cảnh Final Fantasy truyền thống thay vì bối cảnh hiện đại trong Final Fantasy VII và VIII.[3][14]

Ba phần chính cũng như trò chơi trực tuyến đã phát hành cho hệ máy PlayStation 2 (PS2).[15][16][17] Final Fantasy X (2001) giới thiệu khu vực 3D đầy đủ và là tác phẩm đầu tiên của loạt có lồng tiếng và cũng là game đầu tiên có phần phụ tiếp nối (Final Fantasy X-2, xuất bản năm 2003).[18][19] Final Fantasy XItrò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đầu tiên (MMORPG) của series phát hành cho hệ máy PS2 và máy tính cá nhân vào năm 2002, và sau này là Xbox 360.[20][21] Nó đưa vào cơ chế trận chiến thời gian thực[lower-alpha 5] thay vì đụng độ ngẫu nhiên.[21] Final Fantasy XII phát hành vào năm 2006 cũng tích hợp yếu tố trận chiến thời gian thực trong các khu vực lớn có liên kết với nhau.[22][23] Tác phẩm cũng là phần đầu tiên trong loạt chính tận dụng thế giới của các game trước kia, cụ thể là vùng đất giả tưởng Ivalice từng xuất hiện trong Final Fantasy TacticsVagrant Story.[24]

Vào năm 2009, Final Fantasy XIII phát hành ở Nhật Bản và ở Bắc Mỹ lẫn châu Âu vào năm sau cho hệ máy PlayStation 3Xbox 360.[25][26] Nó là lá cờ đầu của loạt trò chơi Fabula Nova Crystallis Final Fantasy[27] và trở thành game chính đầu tiên ra mắt hai phần phụ nối tiếp (XIII-2Lightning Returns).[28] Nó cũng là phần đầu tiên phát hành bằng tiếng Trung và có độ nét cao cùng với việc được phát hành trên hai hệ máy chơi game console cùng một lúc. Game nhập vai trực tuyến Final Fantasy XIV phát hành cho nền tảng Microsoft Windows trên toàn thế giới vào năm 2010 nhưng bị chỉ trích nặng nề, buộc Square Enix phải phát hành trò chơi với tiêu đề Final Fantasy XIV: A Realm Reborn cho hệ máy PlayStation 3 vào năm 2013.[29] Final Fantasy XV là trò chơi nhập vai hành động phát hành cho hệ máy PlayStation 4Xbox 360 vào năm 2016.[30][31] Xuất phát điểm là spin-off của phần XIII dưới tên gọi Versus XIII, Final Fantasy XV sử dụng mythos[lower-alpha 6] của series Fabula Nova Crystallis. Dù vậy, theo các nhà phát triển thì trò chơi xét về nhiều khía cạnh khác vẫn có vị thế riêng của nó và khác biệt nhiều so với phần còn lại của loạt trò chơi.[32][33][34][35][36][37] Sản phẩm tiếp theo của dòng chính, Final Fantasy XVI thông báo vào tháng 9 năm 2020 sẽ phát hành cho hệ máy PlayStation 5.[38]

Phiên bản làm lại, phần tiếp theo và spin-off

Final Fantasy đã sản xuất nhiều spin-offmetaseries. Một trong số đó thật ra không phải là trò chơi Final Fantasy nhưng thay đổi thương hiệu để phát hành ở Bắc Mỹ. Chẳng hạn như loạt trò chơi SaGa đổi tên thành The Final Fantasy Legend với hai phần kế tiếp là Final Fantasy Legend IIFinal Fantasy Legend III.[39] Final Fantasy Mystic Quest được phát triển đặc biệt cho công chúng Hoa Kỳ và Final Fantasy Tactics là game nhập vai chiến lược có nhiều mối liên hệ và chủ đề có thể tìm thấy trong series.[40][41] Loạt spin-off Chocobo, chuỗi Final Fantasy Crystal Chronicles và dòng trò chơi Kingdom Hearts cũng bao gồm nhiều yếu tố của Final Fantasy.[39][42] Vào năm 2003, phần phụ nối tiếp đầu tiên của series Final Fantasy là Final Fantasy X-2 được phát hành.[43] Final Fantasy XIII dự định ban đầu là giữ nguyên hiện trạng nhưng nhóm phát triển muốn khai thác nhiều hơn nữa thế giới, nhân vật và mythos của game. Kết quả là trò chơi đã lần lượt phát triển và phát hành hai phần tiếp theo vào năm 2011 và 2013, tạo ra bộ ba chính thức đầu tiên của dòng trò chơi.[28] Dissidia Final Fantasy phát hành vào năm 2009 là trò chơi đối kháng có sự hiện diện của anh hùng và kẻ ác đến từ mười phần đầu tiên của loạt chính.[44] Sản phẩm nối tiếp là phần tiền truyện ra mắt vào năm 2011.[45] Các spin-off khác đã phát hành dưới dạng series phụ — Tổng hợp trò chơi Final Fantasy VII, Ivalice Alliance, và Fabula Nova Crystallis Final Fantasy. Bản làm lại nâng cao của Final Fantasy IIIFinal Fantasy IV cũng lần lượt phát hành vào năm 2006 và 2007.[46][47] Final Fantasy VII Remake phát hành trên nền tảng PlayStation 4 vào năm 2020.[48]

Phương tiện truyền thông khác

Phim và truyền hình

Phim Final Fantasy
1994Final Fantasy: Legend of the Crystals
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001Final Fantasy: The Spirits Within
Final Fantasy: Unlimited
2002
2003
2004
2005Final Fantasy VII: Advent Children
Last Order: Final Fantasy VII
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016Kingsglaive: Final Fantasy XV
Brotherhood: Final Fantasy XV
2017Final Fantasy XIV: Dad of Light
2018
2019Final Fantasy XV: Episode Ardyn – Prologue

Square Enix đã mở rộng series Final Fantasy sang nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau. Nhiều anime và phim CGI đã được sản xuất dựa trên từng game Final Fantasy riêng lẻ hoặc toàn bộ series. Tác phẩm đầu tiên là OVA Final Fantasy: Legend of the Crystals, phần tiếp theo của Final Fantasy V. Cốt truyện lấy bối cảnh ở một thế giới tương tự trong trò chơi với mốc thời gian là tương lai 200 năm. Nó phát hành thành bốn tập 30 phút, lần đầu ở Nhật Bản vào năm 1994 và sau này ở Hoa Kỳ bởi Urban Vision vào năm 1998. Năm 2001, Square Pictures đã phát hành phim feature[lower-alpha 7] đầu tiên Final Fantasy: The Spirits Within. Bộ phim lấy bối cảnh Trái Đất tương lai bị xâm chiếm bởi các dạng sự sống ngoài hành tinh.[49] Spirit Withins là phim hoạt hình đầu tiên có nỗ lực khắc họa con người CGI theo phong cách photorealistic nhưng bị coi là bom xịt phòng vé và nhận nhiều ý kiến trái chiều.[49][50][51]

Chương trình truyền hình dài 25 tập Final Fantasy Unlimited phát hành vào năm 2001 dựa trên các yếu tố thường gặp của dòng trò chơi Final Fantasy. Nó phát sóng ở Nhật Bản trên đài TV Tokyo và phát hành tới Bắc Mỹ bởi ADV Films.[52]

Năm 2005, bộ phim feature CGI băng đĩa thời lượng dài Final Fantasy VII: Advent Children và OVA non-canon[lower-alpha 8][53] Last Order: Final Fantasy VII đã phát hành như một phần của Tổng hợp trò chơi Final Fantasy VII. Advent Children được diễn hoạt bởi Visual Works, một xưởng phim hoạt hình từng giúp cho công ty tạo ra các đoạn CG cho game.[54] Trái ngược với thất bại của Spirit Within, Advent Children là bộ phim thành công về mặt thương mại.[55][56][57][58] Mặt khác, Last Order phát hành tại Nhật Bản trong một gói DVD đặc biệt kèm với Advent Children. Last Order bán rất chạy[59] và các nhà phê bình phương Tây đón nhận nó một cách tích cực,[60][61] mặc dù phản ứng của người hâm mộ thì lại mang tính trái chiều vì những cảnh phim bị thay đổi khác với cốt truyện vốn được xác lập ngay từ đầu.[62]

Hai phim hoạt hình có liên kết với Final Fantasy XV được công bố tại sự kiện dành cho người hâm mộ và thông cáo báo chí Uncovered Final Fantasy XV. Chúng là một phần của dự án đa phương tiện lớn hơn có tên là Final Fantasy XV Universe.[lower-alpha 9] Brotherhood: Final Fantasy XV là một loạt phim gồm năm tập dài từ 10 đến 20 phút do A-1 Pictures và Square Enix phát triển, kể chi tiết về backstory[lower-alpha 10] của dàn nhân vật chính. Kingsglaive: Final Fantasy XV là một bộ phim điện ảnh CGI được chuẩn bị để phát hành trước trò chơi vào mùa hè 2016, xuất hiện trong phần mở màn của game và theo chân dàn nhân vật phụ mới.[63][64][65][66] Vào ngày 26 tháng 2 năm 2019, Square Enix phát hành bộ anime ngắn do Satelight Inc sản xuất với tựa đề Final Fantasy XV: Episode Ardyn – Prologue trên kênh Youtube của họ. Bộ phim đóng vai trò là backstory cho phần DLC (nội dung tải về) cuối cùng của Final Fantasy XV cung cấp thông tin chi tiết về quá khứ của Ardyn.[67]

Square Enix cũng phát hành Final Fantasy XIV: Dad of Light, một bộ opera xà phòng Nhật Bản dài tám tập. Nó có sự kết hợp giữa các cảnh phim người đóng và footage[lower-alpha 11] lối chơi của Final Fantasy XIV. Phim công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2017 và phát hành trên toàn thế giới thông qua Netflix vào tháng 9 cùng năm.[68]

Có một thông báo vào tháng 6 năm 2019 rằng Sony Pictures Television đang thực hiện chuyển thể phim người đóng đầu tiên của series cùng với Square Enix và Hivermind. Jason F. Brown, Sean Daniel và Dinesh Shamdasani bên phía Hivermind sẽ là nhà sản xuất trong khi Ben Lustig và Jake Thornton sẽ viết kịch bản cho loạt phim và đóng vai trò là người điều hành sản xuất.[69]

Phương tiện khác

Một số phần đã được chuyển thể hoặc có spin-off dưới dạng manga và tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên được tiểu thuyết hóa là Final Fantasy II vào năm 1989, và theo sau là một manga chuyển thể của Final Fantasy III vào năm 1992.[70][71] Thập kỉ vừa qua chứng kiến sự tăng lên về số lượng của những chuyển thể không phải video game và spin-off. Final Fantasy: The Spirits Within được chuyển thể thành tiểu thuyết. Trò chơi spin-off Final Fantasy Crystal Chronicles cũng được chuyển thể thành manga và Final Fantasy XI đã có một tiểu thuyết và manga lấy bối cảnh nối tiếp chính nó.[72][73][74][75] Chuỗi bảy tiểu thuyết ngắn On the Way to a Smile dựa trên vũ trụ Final Fantasy VII cũng được phát hành. Cốt truyện Final Fantasy: Unlimited đã tiếp tục thêm một chút dưới dạng tiểu thuyết và manga sau khi loạt anime kết thúc.[76] Series Final Fantasy X và Final Fantasy XIII cũng phát hành tiểu thuyết ngắn và audio drama.[lower-alpha 12][77] Hai phần Final Fantasy Tactics Advance và Final Fantasy: Unlimited đã được chuyển thể thành audio drama.[78][79]

Trò chơi sưu tập thẻ bài có tên Final Fantasy trading card game do Square Enix và Hobby Japan phát triển, phát hành lần đầu tại Nhật Bản vào năm 2012 cùng với phiên bản tiếng Anh vào năm 2016.[80] Sản phẩm được so sánh với Magic: the Gathering và các giải đấu cho trò chơi cũng được tổ chức.[81][82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Final Fantasy http://www.next-gen.biz/features/defense-final-fan... http://www.next-gen.biz/features/hot-100-game-deve... http://www.next-gen.biz/features/japan-votes-all-t... http://www.next-gen.biz/news/squares-final-frontie... http://www.1up.com/do/feature?pager.offset=3&cId=3... http://www.1up.com/do/newsStory?cId=3151333 http://www.1up.com/do/previewPage?cId=3112825&p=2 http://www.1up.com/do/reviewPage?cId=3111181&p=27&... http://www.1up.com/do/reviewPage?cId=3143876&did=1 http://www.1up.com/features/final-fantasy-thirty-t...